Tracking hay đo lường là một công việc rất cần thiết và quan trọng trong Digital Marketing. Nếu bạn muốn đánh giá hiệu quả các chỉ số trên website cũng như các chiến dịch quảng cáo có trang đích là website thì không thể bỏ qua việc đo lường. Vậy đo lường những gì và các nền tảng đo lường nào nên có. Bài viết này sẽ tổng hợp lại danh sách những nền tảng phổ biến cùng các thẻ đo lường cần thiết.
*Nếu không phải là nhà phát triển website, bạn nên nhờ quản trị viên trang web để được hỗ trợ thêm và gắn các đoạn mã dưới đây vào website
Danh sách các thẻ theo dõi cần thiết theo nền tảng
Thẻ cơ sở Google Tag Manager
Google Tag Manager là một nền tảng quản lý thẻ của Google cho phép bạn có thể cấu hình thêm rất nhiều thẻ theo dõi khác nhau chỉ trong một trang giao diện mà không cần can thiệp sâu vào mã nguồn của website (điều mà không phải ai cũng có quyền truy cập khi làm ở mô hình doanh nghiệp)
Google Tag Manager là một phương pháp triển khai thẻ không bắt buột, bạn có thể thêm bất kỳ thẻ theo dõi nào mà không nhất nhiết phải dùng Google Tag Manager. Tuy nhiên, vì tính tương thích cao và tiện lợi cũng như khả năng quản lý mạnh mẽ Sang vẫn khuyên bạn nên thiết lập thẻ cơ sở Google Tag Manager cho website của mình khi có thể.
Google Analytics | Nền tảng phân tích website #1
Google Analytics hiện tại đang là nền tảng phân tích website phổ biến nhất. Hầu hết các website từ lớn đến nhỏ đều có sử dụng để đo lường và phân tích các chỉ số website. Các bảng xếp hạng top truy cập các website ở Việt Nam và thế giới hầu như sử dụng chỉ số của Google Analytics làm thước đo tiêu chuẩn như Phiên truy cập (Session), Lượt xem trang (Pageview), Người dùng (User),… Bạn cũng có thể theo dõi bộ chỉ số về bán hàng như doanh thu bán hàng, kênh chuyển đổi, giao dịch thương mại điện tử,… với tính năng theo dõi dành cho Ecommerce có trong Google Analytics.
Google Analytics hiện tại có 2 phiên bản phổ biến:
1.Thẻ Universal Analytics (UA) (sẽ dừng thu thập dữ liệu từ 07/2023)
2.Thẻ Google Analytics 4 (GA4) ( đây là phiên bản mới của Google Analytics trong tương lai, đo lường website dựa trên chuỗi sự kiện)
Với Google Analytics bạn nên thêm các loại thẻ theo dõi sau:
- Thẻ cơ sở Google Analytics trên toàn trang (có thể gắn cả 2 phiên bản)
- DataLayer theo chuẩn Universal Analytics (UA)
Tham khảo thêm tại: https://developers.google.com/analytics/devguides/collection/ua/gtm/enhanced-ecommerce
- DataLayer theo chuẩn Google Analytics 4 (GA4)
Tham khảo thêm tại: https://developers.google.com/analytics/devguides/collection/ga4/ecommerce?client_type=gtm
- Thẻ sự kiện cho Ecommerce theo cấu hình tùy theo từng phiên bản Datalayer (bạn có thẻ theo dõi cả 2 cùng lúc)
- Sự kiện xem sản phẩm (view_item)
- Sự kiện thêm vào giỏ hàng (add_to_cart)
- Sự kiện thêm gỡ khỏi giỏ hàng (remove_from_cart)
- Sự kiện bắt đầu thanh toán (begin_checkout)
- Sự kiện mua hàng (purchase)
- …
Thẻ theo dõi trong quảng cáo Google Ads
Với quảng cáo Google Ads có 2 loại thẻ theo dõi bạn nên đặt trên website của mình để thực hiện các tùy chọn quảng cáo tiếp thị lại Remarketing và quảng cáo nhắm mục tiêu chuyển đổi trên website
- Thẻ tiếp thị lại Remarketing:Thẻ tiếp thị lại chuẩn (Remarketing Tag) đặt toàn trang trên website
- Thẻ tiếp thị lại động (Dynamic Remarketing) gồm 5 thẻ sự kiện
- Thẻ theo dõi chuyển đổi thường đặt vào trang xác nhận đặt hàng thành công, xác nhận gửi biểu mẫu,…
Thẻ theo dõi trong quảng cáo Facebook Ads
Đối với nền tảng Facebook thì Facebook Pixel là thẻ phân tích và đo lường không thể thiếu. Không chỉ giúp bạn đánh giá hiệu quả quảng cáo và còn giúp bạn cấu hình nhiều tùy chọn nâng cao trong khi làm quảng cáo trên Faecbook
Facebook Pixel khá giống với Google Analytics về mặt triển khai chỉ khác nhau ở format thẻ. Bạn cần các thẻ theo dõi của Facebook Pixel sau :
- Thẻ cơ sở Facebook Pixel gắn toàn trang để thu thập và tạo danh sách tiếp thị lại
- Thẻ sự kiện theo từng trang để đo lường kết quả từ quảng cáo hoặc chuyển đổi bạn muốn đo lường như:
- Sự kiện xem sản phẩm (ViewContent)
- Sự kiện xem danh mục (ViewCategories)
- Sự kiện thêm vào giỏ hàng (AddToCart)
- Sự kiện mua hàng (Purchase)
- …
Thẻ theo dõi trong quảng cáo Tiktok Ads
Nền tảng Tiktok Ads khá là tương đồng với Facebook Ads. Thẻ theo dõi trên Tiktok Ads gọi là Tiktok Pixel
Cơ bản thẻ cũng được triển khai như cách làm cho Facebook Ads. Bạn đặt thẻ cơ sở Tiktok Pixel trên toàn trang và gọi thẻ sự kiện ở các trang tương ứng với sự kiện muốn theo dõi. Thẻ theo dõi Tiktok Pixel cũng giúp bạn thu thập đối tượng tiếp thị lại, đo lường chuyển đổi và giúp Tiktok hiểu được hành vi của người dùng sau khi click quảng cáo về website hơn.
- Thẻ Tiktok Pixel gắn toàn trang
- Thẻ theo dõi các sự kiện theo từng trang như:
- Sự kiện xem sản phẩm (ViewContent)
- Sự kiện tìm kiếm (Search)
- Sự kiện điền form (SubmitForm)
- Sự kiện thêm vào giỏ hàng (AddToCart)
- Sự kiện hoàn tất thanh toán hay mua hàng (CompletePayment)
- …
Ngoài các thẻ đo lường trên được gắn trực tiếp vào website thì còn một vài phương pháp đo lường khác được triển khai song song như API chuyển đổi, về cơ bản API chuyển đổi cũng sẽ thu thập thông tin về các sự kiện trên như thẻ theo dõi sự kiện gắn trên website nhưng khác nhau ở phương thức gửi thông qua các hàm API được cung cấp.
Cơ bản, các nền tảng đo lường và phân tích website đều triển khai một mã cơ sở và luôn gọi đến thẻ này ở hầu hết các trang. Các thẻ sự kiện để định nghĩa và phân tích hành vi cụ thể của người dùng trên website, và phương pháp đo lường theo sự kiện cũng là phương pháp sẽ được sử dụng nhiều trong các năm tới khi GA4 chính thức ra mắt, loại bỏ phần nào cách đo lường theo Cookies truyền thống về vấn đề riêng tư của người dùng.
Chúc bạn thành công !